Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trờ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội

Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trờ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội

Căn cứ Nghị quyết 02/2020/HĐND  ngày 7/7/2020 của HĐND TP Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 15 quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội,

Theo đó tại điểm a điều 1 quyết nghị nêu rõ khu vực không được phép chăn nuôi: các phường thuộc UBND quận Hà Đông là khu vực không được phép chăn nuôi sẽ được áp dụng chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đến vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi hoặc dừng chăn nuôi. Đối tượng thụ hưởng là hộ chăn nuôi có thường xuyên từ 01 trâu, bò hoặc từ 20 con dê trở lên, nuôi từ 02 con lợn nái hoặc dưới 5 con lợn thịt hoặc từ 1 con lợn nái và 3 con lợn thịt trở lên. Đối với chăn nuôi gia cầm có thường xuyên từ 200 con gia cầm thương phẩm hoặc từ 100 con gia cầm sinh sản trở lên.

Điều 3,4 quyết nghị nêu rõ:

* Đối với hộ dừng chăn nuôi sẽ thực hiện chính sách Hỗ trợ đào tạo, chuyển đi nghề: htrợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Hỗ trợ chi phí học nghề, mức tối đa: 3.000.000 đồng/người/khóa học.

- Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học.

- Mức hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người tham gia học nghề ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Người lao động có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng, đăng ký với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi có hộ khẩu thường trú để đăng ký học nghề.

Chính sách hỗ trợ học phí học nghề, hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ tiền đi lai cho người lao động được thực hiện thông qua cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tổ chức đào tạo (không trả trực tiếp cho người lao động).

* Đối với những hộ thực hiện di dời đến vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi:  áp dụng chính sách hỗ trợ theo điều 1 Nghị quyết 10/HĐND ngày 5/12/2018. Theo đó Các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (gọi chung là nông dân); hợp tác xã sử dụng các giống vật nuôi …sẽ được hỗ trợ 100% các chi phí thụ tinh nhân tạo (gồm: Liều tinh, Nitơ, dụng cụ phối giống, công phối giống) trên địa bàn Thành phố khi phối giống bằng tinh bò sữa, bò thịt chất lượng cao, tinh lợn giống cao sản.

Hỗ trợ chi phí tiêm phòng (vắc xin, công tiêm) trên địa bàn Thành phố đối với các loại bệnh nguy hiểm: Cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh và dịch tả lợn; hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường.

Phương thức hỗ trợ: Ngân sách Thành phố hỗ trợ chi phí thụ tinh nhân tạo, mua vắc xin hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường. Ngân sách cấp huyện thực hiện chi tiền công tiêm phòng cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Ngân sách Thành phố hỗ trợ có mục tiêu cho các quận, huyện, thị xã trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định để thực hiện hỗ trợ.

Các chính sách hỗ trợ được áp dng một ln cho các đối tượng đủ điu kiện thụ hưởng trong thời gian từ 01/01/2021 đến ngày 31/12/2023.

- Thực hiện NQ02, UBND quận Hà Đông đã ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 15/5/2023 về việc triển khai thực hiện “Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn thành phố” của quận Hà Đông. Yêu cầu các cơ sở chăn nuôi phải chấp hành:

+Thực hiện kê khai thực trạng chăn nuôi của cơ sở với UBND phường

+ Thực hiện ký cam kết không tái đàn, nhập đàn mới, tiến tới chấm dứt hoạt động chăn nuôi;

+ Đăng ký nếu có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, chuyển đi nghề hoặc hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi đến vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi với UBND phường để UBND phường tổng hợp báo cáo phòng Lao động – thương binh và xã hội, UBND quận.

*Sau thời gian ký cam kết chấm dứt hoạt động chăn nuôi mà cơ sở chăn nuôi nào vẫn tiếp tục hoạt động chăn nuôi trên địa bàn sẽ bị kiểm tra, xử phạt theo Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 1/3/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi. Cụ thể như sau:

          - Tại điểm 2, điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ:  

          + Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.

          + Biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

          - Tại điểm 3, điều 25. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ:

           + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.

          + Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc di dời trang trại ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

          - Tại điểm 6 Điều 26. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn

          +  Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.

          +  Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc di dời trang trại chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi./.

 

Thực hiện: 

Cán bộ Thú y phường

Viết bình luận

Xem thêm tin tức